Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

C2- Kế toán Tiền, V tư, S phẩm, H hóa (3)

2.2. KẾ TOÁN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
2.2.1. Nội dung kế toán
Đầu tư tài chính ngắn hạn là việc bỏ vốn để:
- Mua các loại chứng khoán có thời hạn thu hồi dưới một năm, như tín phiếu KB, kỳ phiếu Ngân hàng
- Mua chứng khoán để bán ra kiếm lời, tăng thu nhập, như cổ phiếu, trái phiếu
- Góp vốn, góp tài sản ngắn hạn
- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng...
Nguồn vốn để đầu tư trong các đơn vị hành chính sự nghiệp thường là những nguồn không phải của NSNN cấp hoặc có nguồn gốc từ NSNN.
Hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn chỉ được áp dụng cho những đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên và các đơn vị khác theo qui định của pháp luật, mà không áp dụng trong các đơn vị sự nghiệp mà kinh phí hoạt động do Ngân sách Nhà nước cấp toàn bộ và các đơn vị hành chính Nhà nước do ngân sách Nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên.

2.2.2. Tài khoản 121- Đầu tư tài chính ngắn hạn
Bên Nợ:
- Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn mua vào
- Trị giá thực tế các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác
Bên Có:
- Giá trị chứng khoán đầu tư ngắn hạn bán ra, đáo hạn hoặc được thanh toán theo giá trị ghi sổ
- Giá trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác khi thu hồi theo giá trị ghi sổ
Số dư Bên Nợ: Trị giá thực té chứng khoán đầu tư ngấnhnj và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác do đơn vị sự nghiệp đang nắm giữ
TK 121 có 2 TK cấp 2, gồm:
- TK 1211 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
- TK 1218-  Đầu tư tài chính ngắn hạn khác

2.2.3. Phương pháp kế toán
A. Kế toán đầu tư chứng khoán ngắn hạn:
1- Khi mua chứng khoán đầu tư ngắn hạn, kế toán ghi sổ theo giá thực tế gồm: giá mua + chi phí môi giới, giao dịch, chi phí thông tin, lệ phí, phí Ngân hàng..., ghi:
Nợ TK 121 (1211)
             Có các TK 111, 112,...
2- Trường hợp đơn vị mua trái phiếu nhận lãi trước, ghi:
- Khi mua:
Nợ TK 121 (1211)
             Có TK 331 (3318- Phải trả về số lãi nhận trước)
             Có TK 111, 112 (thực chi)
- Định kỳ, tính và phân bổ số lãi nhận trước theo số lãi phải được thu trong kỳ, ghi:
Nợ TK 331 (3318)
   Có TK 531 – Thu hoạt động SXKD
- Khi trái phiếu đến kỳ đáo hạn được thanh toán, ghi:
Nợ TK 111, 112
   Có TK 121 (1211)
3- Trường hợp mua trái phiếu nhận lãi định kỳ:
- Khi mua:
Nợ TK 121 (1211)
   Có TK 111, 112
- Định kỳ tính lãi phải thu hoặc đã thu, ghi:
Nợ TK 111, 112
Nợ TK 311 (3118)
   Có TK 531
- Khi thanh toán trái phiếu đến hạn gồm cả vốn và lãi, ghi:
Nợ TK 111, 112
   Có TK 531
   Có TK 121 (1211)
4- Trường hợp mua trái phiếu nhận lãi 1 lần vào ngày đáo hạn:
- Khi mua trái phiếu, ghi:
Nợ TK 121 (1211)
   Có TK 111, 112...
- Định kỳ, tính số lãi phải thu từng kỳ từ đầu tư trái phiếu, ghi:
Nợ TK 311 (3118)
   Có TK 531
- Khi thanh toán trái phiếu đến kỳ đáo hạn, ghi:
Nợ TK 111, 112
   Có TK 121 (1211)
   Có TK 531
   Có TK 311 (3118)
5- Khi bán chứng khoán:
- Trường hợp bán chứng khoán có lãi, ghi:
Nợ TK 111, 112
   Có TK 121 (1211)
   Có TK 531
- Trường hợp bán trái phiếu thu lỗ:
Nợ TK 111, 112
Nợ TK 631
             Có TK 121 (1211)
2.3. KẾ TOÁN VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, SẢN PHẨM HÀNG HOÁ
2.3.1 Đặc điểm, phân loại và đánh giá vật liệu, sản phẩm, hàng hoá

1)- Đặc điểm vật liệu, dụng cụ lâu bền
Vật liệu, dụng cụ là một bộ phận của đối tượng lao động mà đơn vị HCSN sử dụng để phục vụ cho hoạt động của đơn vị, khác với đơn vị SXKD, vật liệu, dụng cụ ở các đơn vị HCSN là một yếu tố vật chất cần thiết phục vụ cho các hoạt động HCSN theo chức năng nhiệm vụ được giao, vật liệu dụng cụ lâu bền được coi là một hình thái tài sản thuộc nguồn kinh phí, quỹ cơ quan hoặc vốn thuộc quyền sử dụng, khai thác của mỗi đơn vị HCSN.
2)- Đặc điểm của sản phẩm, hàng hoá:
Tùy theo tính chất, đặc điểm của từng ngành mà trong quá trình hoạt động ở đơn vị HCSN có các hoạt động sản xuất sự nghiệp, hoạt động SXKD, dịch vụ hoặc các hoạt động nghiên cứu, thí nghiệm có tạo ra sản phẩm tiêu thụ, tiêu dùng nội bộ đơn vị.
Hoạt động SXKD, dịch vụ ở các đơn vị HCSN là hoạt động nhằm tận dụng hết năng lực về cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị để tăng thêm thu nhập, hỗ trợ nguồn kinh phí các loại trong điều kiện cán cân thu - chi NSNN cón nhiều khó khăn.
3)- Phân loại vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá:
Vật liệu, dụng cụ sản phẩm hàng hoá trong đơn vị HCSN gồm nhiều thứ, nhiều loại có công dụng và vai trò khác nhau trong quá trình hoạt động của đơn vị. Để đáp ứng được yêu cầu quản lý và hạch toán, vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá trong các đơn vị HCSN thường được phân thành các loại sau:
Nguyên liệu, vật liệu dùng trong công tác chuyên môn ở các đơn vị  HCSN là các vật liệu chủ yếu như thuốc dùng để khám chữa bệnh, giấy bút mực dùng cho văn phòng, cho in ấn, ở đơn vị SXKD có nguyên vật liệu chính, là nguyên liệu trong quá trình sản xuất biến đổi hình thái vật chất tạo thành thực thể của sản phẩm
Nhiên liệu: Là loại vật liệu khi sử dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình hoạt động của đơn vị như: than, củi, xăng dầu
Phụ tùng thay thế: là loại vật liệu dùng để thay thế sửa chữa các chi tiết, bộ phận của máy móc thiết bị, phương tiện vận tảI
Dụng cụ: Là tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ, dụng cụ thường bao gồm ấm, chén, phích nước, sọt đựng rác, máy tính cá nhân, bàn ghế, tủ tư liệu, thiết bị quản lý giá trị đầu tư nhỏ
Sản phẩm, hàng hoá được phân loại theo ngành hàng để quản lý tương tự như phân loại sản phẩm, hàng hoá trong doanh nghiệp.
4) Đánh giá vật liệu, dụng cụ hàng hoá, sản phẩm.
Hạch toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu, dụng cụ, hàng hoá, sản phẩm trong đơn vị HCSN phải phản ánh theo giá thực tế. Việc xác định giá thực tế làm căn cứ ghi sổ kế toán được quy định cho từng trường hợp cụ thể:
a/ Giá thực tế của vật liệu, dụng cụ, hàng hoá sản phẩm nhập kho
Giá thực tế của vật liệu, dụng cụ mua ngoài nhập kho:
+ Đối với vật liệu, dụng cụ dùng cho hoạt động thường xuyên, dự án đề tài: được tính theo giá mua thực tế ghi trên hoá đơn (tổng giá thanh toán). Các chi phí liên quan tới quá trình thu mua (chi phí thu mua, vận chuyển, bốc dỡ) được ghi trực tiếp vào các khoản chi phí có liên quan.
+ Đối với vật liệu, công cụ dùng cho hoạt động SXKD
Đối với đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ giá thực tế của vật liệu, dụng cụ mua ngoài dùng vào hoạt động SXKD là giá mua không có thuế GTGT.
Đối với đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Giá thực tế  của vật liệu, dụng cụ mua ngoài là tổn giá mua có thuế GTGT, tức là tổng giá thanh toán.
Giá thực tế của vật liệu, dụng cụ tự chế nhập kho là toàn bộ chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ đơn vị bỏ ra để sản xuất vật liệu, dụng cụ đã.
Giá thực tế của vật liệu, dụng cụ thu hồi là giá do hội đồng đánh giá tài sản của đơn vị xác định trên cơ sở giá trị hiện còn của vật liệu, dụng cụ đã.
Giá thực tế của hàng hoá mua về để kinh doanh là giá thực tế ghi trên hoá đơn mua hàng cộng với chi phí thu mua, vận chuyển.
Đối với sản phẩm do đơn vị tự sản xuất: giá thực tế nhập kho là giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành nhập kho.
Đối với sản phẩm thu hồi được trong nghiên cứu, chế thử, thí nghiệm: giá nhập kho được xác định trên cơ sở giá có thể mua bán được trên thị trường (do hội đồng định giá của đơn vị xác định).
b/ Giá thực tế của vật liệu, dụng cụ, hàng hoá sản phẩm xuất kho:
Việc xác định giá thực tế của vật liệu, dụng cụ, hàng hoá có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
Giá thực tế bình quân gia quyền
Giá thực tế nhập trước xuất trước.
Giá thực tế nhập sau xuất trước
Giá thực tế đích danh.

2.3.2. Nguyên tắc và nhiệm vụ kế toán vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá
- Nguyên tắc hạch toán kế toán vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.
Phải chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý, nhập xuất kho vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá, tất cả các loại hàng tồn kho này khi nhập xuất đều phải cân, đo, đong, đếm và bắt buộc phải có phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
Hạch toán chi tiết các loại hàng tồn kho phải được thực hiện đồng thời ở kho và phòng kế toán. Định kỳ kế toán phải thực hiện đối chiếu với thủ kho về số lượng nhập, xuất, tồn kho từng thứ vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá, trường hợp phát hiện chênh lệch phải báo ngay cho trưởng phòng kế toán và thủ trưởng đơn vị biết để kịp thời xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý.
Hạch toán kế toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu, dụng cụ, hàng hoá, sản phẩm phải luôn theo giá thực tế.
- Nhiệm vụ hạch toán kế toán.
Ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu, dụng cụ, hàng hoá, sản phẩm, hàng hoá.
Giám đốc kiểm tra tình hình thực hiện các định mức sử dụng, tình hình hao hụt, dôi thừa góp phần tăng cường quản lý sử dụng một cách hợp lý tiết kiệm vật tư, dụng cụ, hàng hoá, sản phẩm theo đúng quy định của chế độ nhà nước.

2.3.3. Kế toán  nhập xuất vật liệu, dụng cụ
2.3.3.1. Tài khoản sử dụng: TK 152 và TK 153
- Để hạch toán kế toán tổng hợp nhập xuất nguyên vật liệu, kế toán sử dụng tài khoản 152 – Nguyên liệu, Vật liệu 
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị các loại nguyên vật liệu trong kho của đơn vị HCSN.
Nội dung và kết cấu:
Bên Nợ:
- Trị giá thực tế nguyên vật liệu do nhập qua kho.
- Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho từ nguồn khác.
- Trị giá thực tế nguyên vật liệu thừa khi kiểm kê.
Bên Có:
- Trị giá thực tế nguyên vật liệu giảm do xuất dùng cho các hoạt động.
- Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho khác.
- Trị giá thực tế nguyên vật liệu thiếu khi kiểm kê
Số dư Nợ: Trị giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho (đầu kỳ, cuối kỳ) trong đơn vị.

- Để hạch toán kế toán tổng hợp nhập xuất công cụ, dụng cụ, kế toán sử dụng tài khoản 153- Công cụ, dụng cụ.
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị các loại công cụ, dụng cụ trong kho của đơn vị HCSN.
Nội dung và kết cấu:
Bên Nợ:
- Trị giá thực tế công cụ, dụng cụ tăng do nhập qua kho.
- Trị giá thực tế công cụ, dụng cụ nhập kho từ nguồn khác.
- Trị giá thực tế công cụ, dụng cụ thừa khi kiểm kê.
Bên Có:
- Trị giá thực tế công cụ, dụng cụ giảm do xuất dùng cho các hoạt động.
- Trị giá thực tế công cụ, dụng cụ xuất kho khác.
- Trị giá thực tế công cụ, dụng cụ thiếu khi kiểm kê
Số dư Nợ: Trị giá thực tế công cụ, dụng cụ tồn kho (đầu kỳ, cuối kỳ) trong đơn vị.

- TK 005 - Dụng cụ lâu bền đang sử dụng: Phản ánh giá trị thực tế mỗi loại dụng cụ đã xuất sử dụng nhưng chưa báo hỏng, báo mất.
Đây là những dụng cụ có giá trị tương đối lớn, có thời gian sử dụng lâu dài cần được quản lý chặt chẽ từ khi xuất dùng cho đến khi báo hỏng. Mỗi loại dụng cụ lâu bền đang sử dụng phải được kế toán ghi chi tiết theo các chỉ tiêu số lượng, đơn giá, thành tiền cho từng địa chỉ sử dụng.
Nội dung và kết cấu tài khoản 005
Bên Nợ: giá trị dụng cụ lâu bền xuất ra sử dụng.
Bên Có: giá trị dụng cụ lâu bền giảm do báo hỏng, mất hoặc do các nguyên nhân khác.
Số dư bên Nợ: giá trị dụng cụ lâu bền hiện đang sử dụng tại đơn vị.

2.3.3.2. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1- Mua vật liệu, dụng cụ sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, đề tài:
Nợ TK 152 - Vật liệu
Nợ TK 153- Công cụ, dụng cụ.
Nợ TK 661, 662 - (mua vật liệu về dùng ngay cho hoạt động).
Có TK 111, 112, 331, 312.
Trường hợp mua vật liệu sử dụng cho hoạt động SXKD
Với đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Nợ TK 152 - Vật liệu
Nợ TK 153- Công cụ, dụng cụ.
Nợ TK 631 - Chi hoạt động SXKD
Nợ TK 311 - Các khoản phải thu ( 3113 - thuế GTGT được khấu trừ).
Có TK 111, 112, 331...
Đối với đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháo trực tiếp hoặc SXKD hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì thuế GTGT đầu vào được tính vào giá thực tế vật liệu, dụng cụ mua vào, trong trường hợp này không sử dụng TK 311 (3113 - Thuế GTGT đầu vào khấu trừ).
2- Các chi phí phát sinh trong quá trình thu mua vật liệu, dụng cụ được hạch toán trực tiếp vào chi phí cho các đối tượng sử dụng, kế toán ghi:
Nợ TK 661, 662, 631, 241, 635 
Có TK 111, 112, 331
3- Nhập kho vật liệu, dụng cụ do được cấp kinh phí hoặc cấp vốn, kế toán ghi:
Nợ TK 152 - Vật liệu  
Nợ TK 153- Công cụ, dụng cụ
Có TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB.
Có TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động.          
Có TK 462 - Nguồn kinh phí dự án.
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.
4. Khi nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu để dùng cho sản xuất kinh doanh:
4.1. Trường hợp thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, ghi:
Nợ TK 152
             Có TK 333 (3337) - Thuế NK, thuế TTĐB (nếu có)
             Có các TK 111, 112, 331 (Số tiền phải trả người bán)
Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 311 (3113)
             Có TK 333 (33312)
4.2. Trường hợp không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trực tiếp, ghi:
Nợ TK 152
             Có TK 333 (3337) - Thuế NK, thuế TTĐB (nếu có)
             Có TK 333 (33312)- Thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu
             Có các TK 111, 112, 331 (Số tiền phải trả người bán)

5- Vật liệu, dụng cụ thừa phát hiện trong kiểm kê, chưa xác định rõ nguyên nhân.
Nợ TK 152 - Vật liệu
Nợ TK 153- Công cụ, dụng cụ
Có TK 331 - Các khoản phải trả (3318)
6- Xuất kho vật liệu, dụng cụ sử dụng cho hoạt động HCSN, hoạt động dự án, hoạt động SXKD, dịch vụ:
Nợ TK 631, 661, 662, 241, 635...
Có TK 152 - Vật liệu
Có TK 153- Công cụ, dụng cụ
Đồng thời ghi Nợ TK 005 dụng cụ lâu bền đang sử dụng,
khi nhận thấy báo hỏng, báo mất ghi:
Có TK 005 - Dụng cụ lâu bền đang sử dụng.
7- Đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng 1 lần giá trị lớn phải tính dần vào chi phí sản xuất, cung ứng dịch vụ và chi hoạt động theo phương pháp phân bổ 2 lần:
Căn cứ vào phiếu xuất kho ghi:
Nợ TK 643 - Chi phí trả trước
Có TK 152 - Vật liệu
Có TK 153- Công cụ, dụng cụ
Đồng thời tiến hàng phân bổ lần đầu (nếu phân bổ 2 lần, giá trị phân bổ lần đầu bằng 50% trị giá thực tế CCDC xuất dùng), ghi:
Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động SXKD.
Nợ TK 661 - Chi hoạt động
Có TK 643 - Chi phí trả trước.
Khi hết thời hạn phân bổ theo quy định xác định số phải phân bổ và chi phí hoạt động SXKD, chi phí hoạt động.
Kế toán ghi:
Nợ TK 631 - Chi hoạt động SXKD
Nợ TK 661 - Chi hoạt động
Nợ TK 152 - Vật liệu  (giá trị phế liệu thu hồi)
Nợ TK 153- Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 311 - Tài khoản phải thu (bồi thường vật chất phải thu).
Có TK 643 - Chi phí trả trước.
8- Cấp kinh phí cho đơn vị cấp dưới bằng vật liệu, dụng cụ kế toán ghi:
* Đơn vị cấp trên cấp kinh phí.
Nợ TK 341 - Kinh phí cấp cho cấp dưới.
Có TK 152 - Vãt liệu, dụng cụ.
Đơn vị cấp dưới khi nhận ghi:
Nợ TK 152 - Vật liệu
Nợ TK 153- Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 661 - Chi hoạt động (đưa vào sử dụng ngay)
Có TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động.
Có TK 462 - Nguồn kinh phí dự án.
Có TK 441 - Kinh phí đầu tư XDCB.
9- Xuất kho ấn chỉ giao cho bộ phận trực tiếp giao dịch bán cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 312 - Tạm ứng.
Có TK 152 - Vật liệu
Có TK 153- Công cụ, dụng cụ
10- Vật liệu, dụng cụ thiếu phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân.
Phản ánh giá trị vật liệu thiếu.
Nợ TK 311 - Các khoản phải thu (3118)
Có TK 152 - Vật liệu
Có TK 153- Công cụ, dụng cụ
Khi có quyền xử lý, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, ghi:
Nợ TK 631, 661, 662 
Nợ TK 334 - Phải trả viên chức (trừ vào lương)
Nợ TK 111 - Tiền mặt.
Có TK 311 - Các khoản phải thu (3118)
11- Đối với vật liệu dụng cụ đã quyết toán năm trước:
Đối với vật tư, dụng cụ còn sử dụng được, trong năm khi xuất vật tư, dụng cụ ra sử dụng, ghi:
Nợ TK 3371 - Kinh phí quyết toán chuyển sang năm sau.
Có TK 152 - Vật liệu, dụng cụ.
12- Cuối năm cần xác định rõ số vật tư, dụng cụ tồn kho năm trước chuyển sang năm sau, nhưng không còn sử dụng được, ghi:
Nợ TK 3371
Có TK 152
13- Cuối năm ghi số vật liệu, dụng cụ tồn kho thuộc nguồn kinh phí
Nợ TK 661
Nợ TK 662
Có TK 3371

2 nhận xét: