Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

C3. Kế toán TSCĐ (2)

3.1.5. Kế toán tăng giảm TSCĐ  vô hình
3.1.5.1. Tài khoản 213 - TSCĐ vô hình
TK 213 - TSCĐ vô hình: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động giá trị các loại TSCĐ vô hình của đơn vị theo nguyên giá.
Kết cấu và nội dung TK 213 “TSCĐ vô hình, như sau:
- Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng.
- Bên Có: Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm
- Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có
Một số quy định hạch toán vào TK 213:
-    Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh liên quan tới TSCĐ vô hình, trong quá trình hình thánh, trước hết tập hợp vào tài khoản 241 “Xây dựng cơ bản dở dang”. Khi kết thúc quá trình đầu tư phải xác định tổng chi phí thực tế đầu tư theo từng đối tượng tập hợp chi phí (nguyên giá từng TSCĐ vô hình) ghi tăng nguyên giá TSCĐ vô hình trên tài khoản 213
-    TSCĐ vô hình cũng như TSCĐ hữu hình được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ trong sổ TSCĐ.

3.1.5.2. Phương pháp kế toán
1- TSCĐ mua ngoài dùng cho hoạt động HCSN, dự án,  theo ĐĐH:
-    Khi mua TSCĐ về, căn cứ vào chứng từ gốc liên quan, ghi:
Nợ TK 213: TSCĐ vô hình
Có TK 111, 112: Cho mua trực tiếp
Có TK 461, 462
Rút dự toán chi để mua: Đồng thời ghi Có TK 008 và 009
-    Căn cứ  vào nguồn kinh phí mua sắm TSCĐ để ghi tăng nguồn kinh phí hình thành TSCĐ.
Nợ TK 661: Chi hoạt động (bằng nguồn kinh phí hoạt động)
Nợ TK 662: Chi dự án (bằng nguồn kinh phí dự án)
Nợ TK 635- Chi theo ĐĐH của NN
Nợ TK 441: Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
Nợ TK 431: Quỹ cơ quan
Có TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
2- Đối với với các TSCĐ mua sắm dùng cho hoạt động SXKD, hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì giá trị TSCĐ mua vào là giá mua không có thuế, kế toán ghi:
Nợ TK 213: TSCĐ vô hình
Nợ TK 311 (3113): Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
-                         Nếu TSCĐ mua sắm dùng cho hoạt động SXKD thuộc diện không chịu thuế hoặc chịu thuế theo phương pháp trực tiếp, thì giá trị TSCĐ mua vào là giá mua có thuế, kế toán ghi:
Nợ TK 213: TSCĐ vô hình
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
-                         Với cả 2 trường hợp trên đều phải xác định nguồn vốn mua sắm để ghi tăng nguồn vốn kinh doanh, ghi:
Nợ TK 441: Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
Nợ TK 431: Quỹ cơ quan
Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh
3- Trường hợp giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí hình thành trong một quá trình như: lập trình phần mềm máy tính, bằng phát minh sáng chế...
+ Tập hợp chi phí khi phát sinh
Nợ TK 241: XDCB dở dang
Có TK 111, 112, 331, 312, 152...
+ Khi kết thúc quá trình đầu tư, kế toán phải tính toàn chính xác số chi phí thực tế đã chi để, ghi:
Nợ TK 213: TSCĐ vô hình
Có TK 241: XDCB dở dang
+ Căn cứ vào nguồn hình thành TSCĐ để ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ như các trường hợp đã nêu trên
4- Các nghiệp vụ giảm TSCĐ vô hình được định khoản tương tự như các định khoản giảm TSCĐ hữu hình.

3.2. KẾ TOÁN HAO MÒN VÀ KHẤU HAO TSCĐ
3.2.1. Nguyên tắc hạch toán
-       Tất cả TSCĐ được Nhà nước giao quản lý, sử dụng tại đơn vị đều phải tính hao mòn TSCĐ hàng năm. Hao mòn TSCĐ được tính một năm một lần vào tháng 12 hàng năm. TSCĐ tăng, giảm trong năm này thì năm sau mới tính hao mòn hoặc thôi không tính hao mòn nữa. Các TSCĐ đã tính hao mòn đủ nhưng vẫn còn sử dụng thì không phải tính hao mòn nữa.
-       Các loại TSCĐ sau đơn vị không phải tính hao mòn.
+ TSCĐ đặc biệt (vô giá) như: Các cổ vật, các bộ sách cổ, hiện vật trưng bày ở viện bảo tàng, lăng, tẩm
+ TSCĐ thuê ngoài sử dụng tạm thời
+ TSCĐ giữ hộ, cất trữ hộ Nhà nước
-          Đối với TSCĐ của đơn vị HCSN sử dụng vào mục đích SXKD, phải trích khấu hao tính vào chi phí SXKD và phải theo dõi chi tiết việc trích khấu hao TSCĐ theo chế độ quản lý và khấu hao tài sản của Bộ Tài chính.
1. Các loại tài sản cố định không phải tính hao mòn:
- Tài sản cố định là giá trị quyền sử dụng đất.
- Tài sản cố định đặc biệt được quy định tại khoản 2 Điều 4 Chế độ này;
- Tài sản cố định đơn vị thuê sử dụng;
- Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất trữ hộ Nhà nước.
- Các tài sản cố định đã tính hao mòn hết nguyên giá mà vẫn còn sử dụng được;
- Các tài sản cố định chưa tính hao mòn hết nguyên giá mà đã hư hỏng không tiếp tục sử dụng được.
 2. Hao mòn tài sản cố định được tính mỗi năm 1 lần vào tháng 12, trước khi khoá sổ kế toán hoặc bất thường (đối với các trường hợp bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, đơn vị hoặc tổng kiểm kê đánh giá lại tài sản cố định theo chủ trương của Nhà nước).

3.2.2. Phương pháp tính hao mòn TSCĐ
Mức hao mòn hàng năm TSCĐ
=
Nguyên giá của TSCĐ
x
Tỷ lệ hao mòn (% năm)

Hàng năm, trên cơ sở số hao mòn tăng, số hao mòn giảm phát sinh trong năm, đơn vị tính tổng hao mòn cho năm đã.
Số hao mòn tăng năm N

=
Nguyên giá TSCĐ tăng năm (N-1)
x
Tỷ lệ tính hao mòn (%)

x
Số tháng TSCĐ  tăng phải tính hao mòn trong năm
12 tháng

Số hao mòn giảm năm N
=
Nguyên giá TSCĐ giảm năm (N-1)
x
Tỷ lệ tính hao mòn (%)
x
Số tháng TSCĐ giảm phải tính hao mòn trong năm
12 tháng
 Trong đã
Số hao mòn giảm trong năm N
=
Số hao mòn của những TSCĐ giảm
+
Số hao mòn của những TSCĐ đã tính đủ hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng trong năm N

Về nguyên tắc: TSCĐ tăng, giảm tháng trước thì tháng sau là tháng tính thêm hao mòn hay thôi không tính hao mòn.
3.2.3. Tài khoản 214 -Hao mòn TSCĐ
 Kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ sử dụng TK 214 -Hao mòn TSCĐ. Nội dung kết cấu tài khoản 214 như sau:
Bên Nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ giảm do:
-  Giảm TSCĐ (thanh lý, nhượng bán, thiếu, bị điều chuyển)
-  Đánh giá lại TSCĐ (trường hợp đánh giá giảm)
Bên Có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do:
-  Tính hao mòn, khấu hao TSCĐ trong năm sử dụng
-  Đánh giá lại TSCĐ (trường hợp đánh giá tăng)
Số dư bên Có: Giá trị hao mòn TSCĐ hiện có.
TK 214 có 2 tài khoản cấp 2
TK 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình
TK 2142 - Hao mòn TSCĐ vô hình

3.2.4. Phương pháp hạch toán
1- Hàng năm phản ánh giá trị hao mòn đã tính của TSCĐ trong hoạt động sự nghiệp, hoạt động chương trình dự án.
Nợ TK 466: Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ
2- Tính khấu hao TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh, dùng vào hoạt động SXKD dịch vụ:
- Nếu TSCĐ do đơn vị đầu tư:
Nợ TK 631: Chi phí hoạt động SXKD
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ
- Nếu TSCĐH do Ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc Ngân sách đang dùng, ghi:
Nợ TK 631
             Có TK 431 (4314)
             Có TK 333 (3338)
3- Giảm giá trị hao mòn do giảm TSCĐ (thanh lý, nhượng bán) thuộc nguồn Ngân sách hoặc có nguồn gốc Ngân sách, ghi:
Nợ TK 466: Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ
Có TK 211, 213
4- Giảm giá trị hao mòn do giảm TSCĐ (thanh lý, nhượng bán, thiếu mất...) thuộc nguồn SXKD, ghi:
Nợ TK 631
Nợ TK 311 (3118)
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ
Có TK 211, 213
 5- Tăng, giảm giá trị hao mòn do đánh giá lại TSCĐ:
- Trường hợp giảm giá trị hao mòn, ghi
Nợ TK 214- Hao mòn tài sản cố định (phần hao mòn giảm)
Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
-    Trường hợp tăng giá trị hao mòn, ghi:
Nợ TK TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK 214- Hao mòn tài sản cố định (phần hao mòn tăng)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét