Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

C5. Kế toán các nguồn kinh phí (3)

5.5. KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ THEO ĐƠN ĐẶT HÀNG CỦA NHÀ NƯỚC
Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước là nguồn hình thành do đơn vị sự nghiệp được Nhà nước đặt hàng trong việc thăm dò, khảo sát, đo đạc, theo dự toán và đơn giá đặt hàng của Nhà nước.
5.5.1. Tài khoản 465 -Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước
Để theo dõi việc tiếp nhận và quyết toán nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng, kế toán sử dụng tài khoản 465 -Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước, tài khoản này có nội dung và kết cấu như sau:
Bên Nợ:
- Phản ánh giá trị khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành theo đơn đặt hàng của Nhà nước khi quyết toán được duyệt
- Kết chuyển số kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước đã cấp cho các đơn vị cấp dưới (đơn vị cấp trên ghi)
- Số kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước không sử dụng phải nộp lại Nhà nước (do không hoàn thành khối lượng)
Bên Có: Phản ánh việc tiếp nhận nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước 
Số dư bên Có: Phản ánh nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước hiện còn chưa được quyết toán.
5.5.2. Phương pháp hạch toán
1- Nhận nguồn kinh phí Nhà nước cấp theo đơn đặt hàng bằng Dự toán chi hoạt động (chi tiết theo đơn đặt hàng của Nhà nước), khi nhận thông báo,  ghi:
Nợ TK 008 - Dự toán chi hoạt động (Chi tiết theo đơn đặt hàng của Nhà nước)
2- Nhận nguồn kinh phí Nhà nước cấp theo đơn đặt hàng bằng lệnh chi, ghi:
Nợ TK 112
            Có TK 465
3- Rút Dự toán chi hoạt động (Chi tiết theo đơn đặt hàng của Nhà nước) thuộc kinh phí Nhà nước cấp theo đơn đặt hàng để sử dụng
Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211, 241, 331, 635,
            Có TK 465 - Kinh phí Nhà nước cấp theo đơn đặt hàng
Đồng thời đối với TSCĐ, ghi:
Nợ TK 635 – Chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước
            Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hỡnh thành TSCĐ
Đồng thời ghi Có TK 008 - Dự toán chi hoạt động
4- Khi phát sinh các khoản chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước tại đơn vị, ghi:
Nợ TK 635- Chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước
            Có các TK 111, 112, 152, 153,  334, 332,  331, 465
nếu rỳt dự toán thi đồng thời ghi Có TK 008
5- Khi tạm ứng kinh phí thực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước qua Kho bạc, ghi:
  Nợ TK 111:  tiền mặt
Nợ TK 152, 1552: vật tư, hàng hóa.
Nợ TK 331:  trả cho người bán, người cho vay.
Nợ TK 665:  chi trực tiếp
            Có TK 336: tạm ứng kinh phí
6- Khi đơn vị làm thủ tục thanh toán tạm ứng với Kho bạc bằng dự toán đã được giao, ghi:
Nợ TK 336- tạm ứng kinh phí
            Có TK 465 - Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước
Đồng thời Ghi Có TK 008
7- Khi đơn vị làm thủ tục rút dự toán chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước cấp cho đơn vị cấp dưới, ghi:
Nợ TK 341- Kinh phí cấp cho cấp dưới
            Có TK 465 - Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước
Đồng thời Ghi Có TK 008
 8- Khi cấp kinh phí cho các đơn vị cấp dưới bằng tiền, vật tư, ghi:
Nợ TK 341
            Có các TK 111, 112, 152, 153
9- Khi kết chuyển số kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước cấp cho cấp dưới để ghi giảm nguồn kinh phí, ghi:
Nợ TK 465- Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước
            Có TK 341- Kinh phí cấp cho cấp dưới
10- Khi nộp trả kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước do không sử dụng hết, ghi:
Nợ TK 465- Kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước
            Có các TK 111, 112
11- Giá trị khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành khi được nghiệm thu thanh toán theo giá thanh toán (bằng khối lượng thực tế x đơn giá thanh toán) ghi:
Nợ TK 465- Kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước
            Có TK 511- các khoản thu (5112- Thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước)



5.6. KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ ĐÃ HÌNH THÀNH TSCĐ
Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ chính là một bộ phận kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp cho đơn vị dùng cho hoạt động HCSN, kinh phí đầu tư XDCB, kinh phí dự án, kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước và các quĩ để dùng cho hoạt động hành chính sự nghiệp đã tạo ra các loại TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình gọi là kinh phí tạo ra tài sản cố định hiện có. Theo chế độ, tại thời điểm kế toán sổ sách, số dư nguồn kinh phí này tương ứng phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ kinh phí hiện có tại đơn vị hạch toán. Toàn bộ kinh phí hoạt động, kinh phí dự án, kinh phí quỹ cơ quan hay kinh phí đầu tư XDCB sau khi hình thành nên TSCĐ đều được ghi tăng nguồn kinh phí hình thành TSCĐ.
5.6.1. Tài khoản 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định
Để theo dõi nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định kế toán sử dụng tài khoản 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định. Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên Nợ: Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định giảm, do:
- Giá trị hao mòn TSCĐ tính, trích hàng năm
- Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán, chuyển giao theo quyết định của cấp có thẩm quyền
- Do đánh giá lại làm giảm giá trị còn lại của TSCĐ HCSN
Bên Có: Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định tăng, do:
- Giá trị TSCĐ mua sắm, đầu tư XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng cho hoạt động có tính chất HCSN, phúc lợi.
- Giá trị TSCĐ nhận của đơn vị khác bàn giao, được biếu tặng, viện trợ,
- Đánh giá tăng giá trị TSCĐ, tăng giá trị còn lại TSCĐ HCSN.
Dư Có: Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định hiện có của đơn vị.
Không hạch toán vào TK này các trường hợp TSCĐ tăng đầu tư mua sắm bằng nguồn vốn kinh doanh, Vốn vay, bằng nguồn vốn đầu tư XDCB hoặc bằng quỹ cơ quan khi hoàn thành đưa vào sử dụng cho bộ phận SXKD.

5.6.2. Phương pháp hạch toán
1- Khi nhận cấp phát bằng TSCĐ hoặc đầu tư, xây dựng, mua sắm TSCĐ hoàn thành, sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, hoạt động dự án, hoạt động theo đơn đặt hàng của Nhà nước bằng nguồn kinh phí, hoạt động văn hóa, phúc lợi, kế toán ghi:
+ Ghi tăng  nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ
            Có TK 461, 462, 465, 331, 241, 111, 112
+ Ghi tăng chi hoạt động, chi dự án hoặc kết chuyển nguồn vốn:
Nợ TK 661: Tăng chi hoạt động
Nợ TK 662: Tăng chi dự án
Nợ TK 635- Chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước
Nợ TK 441: Ghi giảm kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản
Nợ TK 431: Ghi giảm quỹ cơ quan
            Có TK 466: Tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
+ Trường hợp đầu tư mua sắm bằng dự toán chi, ngoài các bút toán trên, kế toán ghi:
Có TK 008 - Dự toán chi hoạt động 
hoặc Có TK 009 - Dự toán chi chương trình, dự án 
2- Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ hình thành bằng nguồn kinh phí, bút toán ghi giảm TSCĐ
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn lũy kế
Nợ TK 466: Giá trị còn lại
            Có TK 211, 213: Nguyên giá
3- Trường hợp điều động TSCĐ từ cấp trên xuống cho cấp dưới:
+ Kế toán đơn vị cấp trên ghi:
 Nợ TK 214: Giá trị hao mòn lũy kế
Nợ TK 466: Giá trị còn lại
            Có TK 211, 213: Nguyên giá
+ Kế toán đơn vị cấp dưới khi nhận TSCĐ. Ghi:
Nợ TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ
            Có TK 466: Giá trị còn lại
4- Xác định hao mòn vào cuối mỗi niên độ (cuối năm):
Nợ TK 466: Số ghi giảm nguồn
            Có TK 214: Giá trị hao mòn trong năm
5- Trường hợp đánh giá tài sản cố định theo quyết định của Nhà nước
+ Trường hợp đánh giá làm tăng giá trị hao mòn, tăng nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 211, 213: (Phần nguyên giá TSCĐ tăng)
            Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
            Có TK 214: (Phần giá trị hao mòn tăng)
+ Trường hợp đánh giá làm giảm giá trị hao mòn, giảm nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 214: (Phần giá trị hao mòn giảm)
            Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
  Nợ  TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
            Có TK 211, 213: (Phần nguyên giá TSCĐ giảm)

5.7. KẾ TOÁN NGUỒN VỐN KINH DOANH
Nguồn vốn kinh doanh trong các đơn vị HCSN là nguồn vốn dùng cho hoạt động SXKD ở đơn vị hoặc các hoạt động ngoài nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị. Nguồn này có thể do Ngân sách Nhà nước cấp với tính chất hỗ trợ (sẽ thu được hồi sau thời gian hoạt động hay được lưu chuyển để duy trì hoạt động) hay do đơn vị trích từ quỹ cơ quan, từ kết quả hoạt động hoặc huy động cán bộ, công chức. Trong đơn vị sự nghiệp có thu, vốn kinh doanh cũng cần được quản lý, sử dụng có hiệu quả để tìm kiếm lợi nhuận tối đa, thực hiện mục tiêu bảo toàn, phát triển vốn.

5.7.1. Tài khoản 411-Nguồn vốn kinh doanh
Nguồn vốn kinh doanh được kế toán theo dõi trên tài khoản 411-Nguồn vốn kinh doanh. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng nguồn hình thành vốn.
Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ giảm nguồn vốn kinh doanh
- Trả lại vốn cho Ngân sách Nhà nước tạm cấp hỗ trợ cho đơn vị
- Trả vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cho các thành viên đóng góp
- Trả vốn cho cấp trên
- Ghi giảm để bù lỗ (nếu có) và các trường hợp giảm khác
Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ tăng nguồn vốn kinh doanh như:
- Nhận vốn kinh doanh của Ngân sách hoặc của cấp trên hỗ trợ
- Nhận vốn góp của cán bộ viên chức trong đơn vị
- Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ chênh lệch thu chi hoạt động sản xuất kinh doanh
- Nhận vốn góp của các tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị
- Các trường hợp tăng vốn khác, như trích từ các quĩ...
Dư Có: Phản ánh nguồn vốn kinh doanh hiện có tại đơn vị

5.7.2. Phương pháp hạch toán
1- Nhận vốn do Ngân sách cấp (giao), do cấp trên cấp, do liên doanh góp, do viện trợ, quà tặng, quà biếu
Nợ TK 111, 112: Nhận bằng tiền
Nợ TK 152, 1552: Nhận bằng vật tư, hàng hóa
Nợ TK 211, 213: Nhận bằng TSCĐ
            Có TK 411 (chi tiết theo nguồn)
2- Trường hợp Ngân sách cấp bằng dự toán chi hoạt động
+ Khi nhận thông báo dự toán chi đầu tư XDCB hoặc giấy báo phân phối dự toán đầu tư XDCB, kế toán ghi: Nợ TK 0092 - Dự toán chi đầu tư XDCB - Chi tiết vốn cấp dự toán chi đầu tư XDCB
+ Khi rút dự toán chi đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn kinh doanh, kế toán ghi: Có TK 0092, đồng thời phản ánh số dự toán chi đầu tư XDCB đã thực rút:
Nợ TK 111, 112- Nhận bằng tiền mặt nhập quỹ, bằng chuyển khoản
Nợ TK 331- Chuyển trả trực tiếp cho người bán, cho người vay
Nợ TK 631, 152, 1552: Chi dùng trực tiếp cho hoạt động kinh doanh hay mua sắm vật tư, hàng hóa.
            Có TK 411- (Chi tiết Ngân sách cấp)
3- Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ quỹ cơ quan hay từ chênh lệch thu, chi:
Nợ TK 431 (4312, 4314): Bổ sung từ quỹ phúc lợi và quỹ khác
Nợ TK 421 (4212): Bổ sung từ chênh lệch thu, chi
            Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh
4- Khi mua sắm, xây dựng cơ bản tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh bằng quỹ cơ quan hay bằng nguồn kinh phí xây dựng cơ bản, kế toán kết chuyển nguồn:
Nợ TK 4312, 441- Giảm quỹ cơ quan hay nguồn kinh phí đầu tư XDCB
            Có TK 411-Nguồn vốn kinh doanh
5- Hoàn trả vốn cho Ngân sách, cho các thành viên
Nợ TK 411 (chi tiết theo nguồn)
            Có TK 111, 112
6- Ghi giảm nguồn vốn kinh doanh khi kinh doanh bị thua lỗ kéo dài, quyết định giảm vốn:
Nợ TK 411 (chi tiết theo nguồn)
            Có TK 421: Kết chuyển số lỗ từ kinh doanh
7- Xử lý giá trị tài sản dùng cho hoạt động SXKD bị thiếu hụt, mất mát:
Nợ TK 411: Giảm nguồn vốn kinh doanh
            Có TK 311 (3118)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét