Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

C3- Kế toán TSCĐ (3)

1.     3.3. KẾ TOÁN CHI PHÍ SỬA CHỮA TSCĐ
Cũng như các doanh nghiệp SXKD, công tác sửa chữa TSCĐ cũng được chia thành 2 loại: sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn.
3.3.1. Kế toán chi phí sửa chữa thường xuyên
Sửa chữa thường xuyên là sửa chữa nhỏ và vừa, công việc sửa chữa có thể do đơn vị tự làm hoặc thuê ngoài sửa chữa. Chi phí sửa chữa được kế toán ghi vào chi phí của đơn vị, tùy thuộc vào TSCĐ đã đang phục vụ cho mục đích gỉ. Khi chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc liên quan ghi định khoản.
Nợ TK 661: Chi hoạt động
Nợ TK 662: Chi dự án
Nợ TK 631: Chi phí hoạt động SXKD.
Có TK 111, 112, 152, 331
3.3.2. Kế toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Trong các đơn vị HCSN, sửa chữa lớn TSCĐ phải được theo dõi chi tiết cho từng công việc sửa chữa lớn trên  TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang, tài khoản chi tiết cấp hai 2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ
1- Theo phương thức tự làm, căn cứ vào chứng từ chi phí, kế toán ghi:
Nợ TK 241 (2413): Sửa chữa lớn TSCĐ
Có TK 111, 112, 152.
2- Theo phương thức giao thầu sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán phản ánh số tiền phải trả theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng sửa chữa
Nợ TK 241 (2413): Sửa chữa lớn TSCĐ
Có TK 331 (3311): Các khoản phải trả
3- Khi công trình sửa chữa lớn đã hoàn thành kế toán phải tính toán giá thành thực tế của từng công trình sửa chữa để quyết toán số chi phí này theo nguồn kinh phí dùng để sửa chữa lớn:
+ Nếu dùng kinh phí hoạt động, kinh phí dự án, kinh phí theo đơn đặt hàng để sửa chữa lớn, kế toán ghi:
Nợ TK 661: Chi hoạt động
Nợ TK 662
Nợ TK 635
Nợ 643
Có TK 241 (2413): Sửa chữa lớn TSCĐ
+ Nếu sửa chữa lớn TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD thì tính vào chi phí SXKD
Nợ TK 631: Chi phí hoạt động SXKD.
Nợ TK 643
Có TK 241 (2413): Sửa chữa lớn TSCĐ
4- Trường hợp cuối năm công việc sửa chữa lớn chưa hoàn thành, thì căn cứ vào bảng xác nhận khối lượng sửa chữa lớn hoàn thành tới ngày 31/12 phản ánh giá trị khối lượng sửa chữa hoàn thành liên quan đến số kinh phí sự nghiệp cấp cho công tác sửa chữa lớn năm báo cáo, kế toán ghi:
Nợ TK 661 (6612): Chi hoạt động
Có TK 337 (3372): Kinh phí đã quyết toán chuyển sang năm sau
-  Sang năm sau, khi công tác sửa chữa lớn hoàn thành bàn giao, căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, ghi:
Nợ TK 337(3372): Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau (phần quyết toán năm sau)
Nợ TK 661 - Chi hoạt động (Phần quyết toán năm nay)
Có TK 241(2413): Sửa chữa lớn TSCĐ
3.4. KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN DỞ DANG
3.4.1. Một số qui định chung
Khi thực hiện việc hạch toán trên TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang, cần phải xác định:
1. Các đơn vị kế toán phản ánh về hoạt động đầu tư XDCB cùng chung hệ thống sổ kế toán của đơn vị
2. Những TSCĐ mua về cần phải qua lắp đặt, chạy thử
3. Việc hạch toỏn chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình phải theo từng loại chi phí đầu tư, như:
- Chi xây lắp
- Chi thiết bị
- Chi phí khác
Và phải theo Mục lục Ngân sách Nhà nước.

3.4.2. Tài khoản 241- Xây dựng cơ bản dở dang
Bên Nợ ghi:
- Chi phí thực tế về đầu tư XDCB, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh
- Chi phí đầu tư để cải tạo, nâng cấp TSCĐ
Bờn Có ghi:
- Giá trị công trình bị loại bỏ và các khoản duyệt bỏ khác kết chuyển khi quyết toán được duỵêt y
- Các khoản ghi giảm chi phí đầu tư XDCB, chi phí SCL (sửa chữa lớn) các TSCĐ
- Giá trị TSCĐ và các tài sản khác hình thành qua đầu tư XDCB, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng
- Giá trị công trình SCL TSCĐ hoàn thành kết chuyển khi quyết toán được duyệt
Số dư bên Nợ:
- Chi phí XDCB và SCL TSCĐ dở dang
- Giá trị công trình XDCB và SCL TSCĐ đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng hoặc quyết toán chưa được duyệt.
TK 241 gồm 3 TK cấp 2:
- TK 2411- Mua sắm TSCĐ
- TK 2412- Xây dựng cơ bản
- TK 2413-  SCL TSCĐ

3.4.3. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ phát sinh
1- Khi mua sắm TSCĐ phải qua lắp đặt, chạy thử...
a/ Nếu để dùng vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
Nợ TK 241 (2411)
Nợ TK 311 (3113)
            Có các TK 111, 112, 331...
b/ Nếu để dùng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp, dự án, đơn đặt hàng của Nhà nước, ghi:
Nợ TK 241 (2411)
            Có các TK 111, 112, 331...
2- Khi phát sinh các chi phí lắp đặt, chạy thử các TSCĐ:
a/ Nếu để dùng vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
Nợ TK 241 (2411)
Nợ TK 311 (3113)
            Có các TK 111, 112, 331...
b/ Nếu để dùng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp, dự án, đơn đặt hàng của Nhà nước, ghi:
Nợ TK 241 (2411)
            Có các TK 111, 112, 331...
3- Khi bàn giao TSCĐ đã mua sắm qua lắp đặt, chạy thử, ghi:
Nợ TK 211
            Có TK 241 (2411)

Đồng thời, căn cứ vào nguồn hình thành để phản ánh nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ nhằm phục vụ hành chính sự nghiệp, dự án, đơn đặt hàng của Nhà nước như sau:
Nợ TK 661
Nợ TK 662
Nợ TK 635
Nợ TK 431
Nợ TK 441
            Có TK 466
Nếu đầu tư từ nguồn kinh doanh, sẽ đồng thời ghi:
Nợ TK 431
            Có TK 411
4- Khi tạm ứng kinh phí qua Kho bạc để tiến hành hoạt động XDCB, ghi:
Nợ TK 214 (2412)
            Có TK 336 - Tạm ứng kinh phí
5- Khi nhận khối lượng xây dựng, xây lắp... hoàn thành do bên nhận thầu bàn giao:
a/ Nếu để dùng vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
Nợ TK 241 (2412)
Nợ TK 311 (3113)
            Có TK 331 (3311)
b/ Nếu để dùng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp, dự án, đơn đặt hàng của Nhà nước, ghi:
Nợ TK 241 (2411)
            Có TK  331(3311)
6- Trường hợp chuyển thẳng thiết bị không cần lắp đặt đến nơi thi công giao cho bên nhận thầu hoặc bên sử dụng thiết bị:
a/ Nếu để dùng vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
Nợ TK 241 (2412)
Nợ TK 311 (3113)
            Có TK 331 (3311)
b/ Nếu để dùng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp, dự án, đơn đặt hàng của Nhà nước, ghi:
Nợ TK 241 (2411)
            Có TK  331(3311)
7- Khi trả tiền cho nhà thầu, người cung cấp thiết bị, vật tư, dịch vụ liên quan đến hoạt động đầu tư XDCB, ghi:
Nợ TK 331 (3331)
Nợ TK 241 (2412)
            Có các TK 111, 112, 312...
            Có các TK 461, 642, 465, 441...
nếu rút dự toán chi hoạt động, chi chương trình dự án để chi trả, đồng thời ghi: Có TK 008, Có TK 009
8- Khi xuất thiết bị giao cho nhà nhận thầu
- Nếu thiết bị không cần lắp đặt, ghi:
Nợ TK 241 (2412)
            Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
- Nếu xuất thiết bị cần lắp đặt, ghi:
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (Chi tiết thiết bị đưa đi lắp đặt)
            Có TK 152 (Chi tiết thiết bị trong kho)
- Khi có khối lượng lắp đặt hoàn thành của bên nhận thầu bàn giao, được nghiệm thu, ghi:
Nợ TK 241 (2412)
            Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (Chi tiết thiết bị đưa đi lắp đặt)
9- Khi phỏt sinh các khoản chi phí quản lý và chi phí khác liên quan đến hoạt động đầu tư XDCB:
a/ Nếu XDCB để dùng vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
Nợ TK 241 (2412)
Nợ TK 311 (3113)
            Có các TK 111, 112, 312, 331 (3312)
b/ Nếu XDCB để dùng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp, dự án, đơn đặt hàng của Nhà nước, ghi:
Nợ TK 241 (2411)
            Có các TK 111, 112, 312, 331 (3312)
            Có các TK 461, 462, 465, 441
nếu rút dự toán chi hoạt động, chi chương trình dự án để chi trả, đồng thời ghi: Có TK 008, Có TK 009
10- Khi các chương trình XDCB đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, được quyết toán, ghi:
Nợ TK 211
Nợ TK 213
Nợ TK 152
Nợ TK 311 (3118)
Nợ TK 441
            Có TK 241 (2412)
Đồng thời, căn cứ vào nguồn hình thành để phản ánh nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ nhằm phục vụ hành chính sự nghiệp, dự án, đơn đặt hàng của Nhà nước như sau:
Nợ TK 661
Nợ TK 662
Nợ TK 635
Nợ TK 431
Nợ TK 441
            Có TK 466
Nếu đầu tư từ nguồn kinh doanh, sẽ đồng thời ghi:
Nợ TK 431
            Có TK 411
11- Trường hợp đầu tư XDCB bằng nguồn kinh phí hoạt động đến cuối năm có khối lượng xây dựng đã hoàn thành được nghiệm thu và chấp nhận thanh toán thì:
a/ Hạch toán ở năm báo cáo:
Nợ TK 661 (6612)
            Có TK 337 (3373) (Giá trị khối lượng XDCB hoàn thành)
b/ Hạch toán ở năm sau tiếp theo:
- Phản ánh công trình XDCB đã hoàn thành:
Nợ TK 211, 213
            Có TK 241 (2412)
- Đồng thời quyết toán kinh phí hình thành TSCĐ:
Nợ TK 337 (3373)
Nợ TK 661
            Có TK 466

3.5. KẾ TOÁN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN
3.5.1. Một số qui định chung
1) Hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn chỉ được áp dụng cho những đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên và các đơn vị khác theo qui định của pháp luật, mà không áp dụng trong các đơn vị sự nghiệp mà kinh phí hoạt động do Ngân sách Nhà nước cấp toàn bộ và các đơn vị hành chính Nhà nước do ngân sách Nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên.
2) Đối với chứng khoán đầu tư dài hạn

- Giá thực tế ghi sổ gồm giá mua + (cộng) các chi phí thu mua như chi phí môi giới, giao dịch, lệ phí, thuế và phí ngân hàng (nếu có)
- Kế toán mở sổ chi tiết theo dõi chứng khoán theo kỳ hạn, mệnh giá, giá mua và đối tác đầu tư.
- Tính toán và thanh toán kịp thời lãi chứng khoán khi đến hạn, giá trị khi chuyển nhượng chứng khoán.
- Đối với trái phiếu dài hạn: là những chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ vay nợ có kỳ hạn và có lãi do Nhà nước hoặc doanh nghiệp phát hành, gồm:
+Trái phiếu Chính phủ, là những chứng chỉ vay nợ của Chính phủ do Bộ Tài chính phát hành dưới hình thức: tín phiếu KB, trái phiếu KB, trái phiếu công trình, trái phiếu xây dựng Tổ quốc.
+ Trái phiếu địa phương, là những chứng chỉ vay nợ của UBND Tỉnh, thành.
+ Trái phiếu công ty: là những chứng chỉ vay nợ do doanh nghiệp phát hành.
- Lãi suất của trái phiếu có thể là lãi suất cố định, có thể là lãi suất qua đấu thầu.
3) Đối với các khoản đầu tư góp vốn:
- Giá trị vốn góp phải được các bên tham gia liên doanh, liên kết thống nhất chấp thuận
- Chênh lệch giá ghi sổ với giá trị được chấp thuận khi góp vốn bằng TSCĐ, nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa được ghi vào TK 631 hoặc TK 531.
- Khoản thiệt hại do thu hồi không đủ vốn góp sẽ được ghi vào khoản lỗ trên TK 631.
- Khoản lợi nhuận từ hoạt động đầu tư dài hạn về góp vốn sẽ ghi vào TK 531

3.5.2. Tài khoản 221- Đầu tư tài chính dài hạn
Bên Nợ:
- Giá gốc các loại chứng khoán đầu tư dài hạn tăng
- Tăng các khoản vốn góp
- Giá trị các khoản đầu tư dài hạn khác tăng
Bên Có:
- Giá gốc các loại chứng khoán đầu tư dài hạn giảm
- Số vốn góp đã thu hồi
- Số thiệt hại do không thu hồi đủ vốn góp
- Giá trị các khoản đầu tư dài hạn khác giảm
Số dư bên Nợ:
- Giá gốc các loại chứng khoán đầu tư dài hạn hiện có lúc cuối kỳ
- Số vốn góp hiện còn cuối kỳ
- Giá trị các khoản đầu tư dài hạn khác hiện có
TK 221 có 3 TK cấp 2, gồm:
* TK 2211: Đầu tư chứng khoán dài hạn
* TK 2212: Vốn góp
* TK 2213: Đầu tư tài chính dài hạn khác

3.5.3. Phương pháp hạch toán đầu tư tài chính dài hạn
1. Phương pháp hạch toán đầu tư chứng khoán dài hạn (TK2211)
1) Khi phát sinh về chi phí thông tin, môi giới, giao dich trong quá trình mua chứng khoán, ghi:
Nợ TK 221 (2211)
            Có các TK 111, 112
2) Trường hợp mua trái phiếu nhận lãi trước:
- Khi mua trái phiếu phát sinh giá mua và chi phí trực tiếp khác liên quan, ghi:
Nợ TK 221 (2211)
            Có các TK 111, 112, (Số thiền thực trả)
Có TK 331 (3318- Lãi trái phiếu nhận trước)
- Định kỳ. tính và phân bổ lãi nhận trước vào thu nhập từng kỳ, ghi:
Nợ TK 331 (3318- Lãi trái phiếu nhận trước)
            Có TK 531
- Khi trái phiếu đến kỳ hạn thanh toán, ghi:
Nợ các TK 111, 112
            Có TK 221 (2211)
3) Trường hợp mua trái phiếu nhận lãi định kỳ:
- Khi mua trái phiếu phát sinh giá mua và chi phí trực tiếp khác liên quan, ghi:
Nợ TK 221 (2211)
            Có các TK 111, 112,
- Định kỳ. tính lãi phải thu hoặc đã thu vào thu nhập từng kỳ, ghi:
Nợ TK 311 (3118- Lãi trái phiếu phải thu định kỳ)
Nợ TK 111, 112
            Có TK 531
- Khi thanh toán trái phiếu đến kỳ hạn thanh toán, ghi:
Nợ các TK 111, 112
            Có TK 221 (2211)
            Có TK 531
4) Trường hợp mua trái phiếu nhận lãi 1 lần vào ngày đến hạn thanh toán:
- Khi mua trái phiếu phát sinh giá mua và chi phí trực tiếp khác liên quan, ghi:
Nợ TK 221 (2211)
            Có các TK 111, 112, (Số thiền thực trả)
- Định kỳ. tính lãi phải thu vào thu nhập từng kỳ, ghi:
Nợ TK 311 (3118- Lãi trái phiếu phải thu định kỳ)
            Có TK 531
- Khi thanh toán trái phiếu đến kỳ hạn thanh toán, ghi:
Nợ các TK 111, 112
            Có TK 221 (2211)
            Có TK 531
            Có TK 311 (3118 - tiền lãi đã thu)
5) Khi đơn vị bán chứng khoán:
- Nếu bán chứng khoán có lãi:
Nợ các TK 111, 112
            Có TK 221 (2211)
            Có TK 531 (lãi trái phiếu)
- Nếu bán chứng khoán bị thu lỗ:
Nợ các TK 111, 112
Nợ TK 631 (số lỗ trái phiếu)
            Có TK 221 (2211)

2. Phương pháp hạch toán vốn góp (TK 2212)
1) Khi dùng tiền để góp vốn, ghi:
Nợ TK 221 (2212 - Vốn góp)
            Có các TK 111, 112
2) Khi góp vốn bằng TSCĐ:
- Trường hợp giá chấp thuận nhỏ hơn giá còn lại của TSCĐ, ghi:
Nợ TK 221 (2212): giá được chấp nhận
Nợ TK 214: giá trị hao mòn lũy kế
Nợ TK 631: Chênh lệch giá (lỗ)
            Có các TK 211, 213: nguyên giá
- Trường hợp giá chấp thuận lớn hơn giá còn lại của TSCĐ, ghi:
Nợ TK 221 (2212): giá được chấp nhận
Nợ TK 214: giá trị hao mòn lũy kế
Có TK 531: Chênh lệch giá (lãi)
            Có các TK 211, 213: nguyên giá
3) Nếu góp vốn bổ sung bằng thu nhập được chia từ bên đối tác:
Nợ TK 221 (2212 - Vốn góp)
            Có TK 531
4) Khi kết thúc hợp đồng góp vốn, đơn vị nhận lại vốn đã góp, ghi:
- Nếu có lãi:
Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 211, 213...
            Có TK 221 (2212)
            Có TK 531 (lãi vốn góp)
- Nếu bị thu lỗ:
Nợ các TK 111, 112
Nợ TK 635 (số lỗ vốn góp)
            Có TK 221 (2212)
5) Trường hợp đơn vị chuyển nhượng lại vốn đã góp cho đơn vị khác, ghi:
- Nếu có lãi:
Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 211, 213...
            Có TK 221 (2212)
            Có TK 531 (lãi vốn góp)
- Nếu bị thu lỗ:
Nợ các TK 111, 112
Nợ TK 631 (số lỗ vốn góp)
            Có TK 221 (2212)

3. Phương pháp hạch toán đầu tư dài hạn khác (TK 2218)
1) Khi dùng tiền để đầu tư dài hạn khác, ghi:
Nợ TK 221 (2218 – Đầu tư dài hạn khác)
            Có các TK 111, 112
2) Khi thanh lý các khoản đầu tư dài hạn khác, ghi:
- Nếu có lãi:
Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 211, 213...
            Có TK 221 (2218)
            Có TK 531 (Đầu tư dài hạn khác)
- Nếu bị thu lỗ:
Nợ các TK 111, 112
Nợ TK 631 (Đầu tư dài hạn khác)
            Có TK 221 (2218)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét